Thanh Long là một trong những trái cây đầu tay với trẻ nhỏ

Thanh long có nguồn gốc từ Châu Mỹ và ngày nay chủ yếu được trồng ở Florida-Mỹ, Úc và vùng Caribê. Ở Đông Nam Á, người Pháp đã đưa cây Thanh long vào trồng đầu thế kỷ 19. Thanh long có tên tiếng anh “Dragon fruit”, người Trung Mỹ gọi nó là “Pitaya.”, người châu Á gọi là “Strawberry Pear – Lê dâu tây”, người Việt gọi là Thanh long. Thanh long có lớp vỏ dày, ruột mọng nước với vị hơi ngọt thanh => một số người mô tả thanh long là sự giao thoa giữa kiwi, lê và dưa hấu.

Thanh long có giá trị dinh dưỡng thế nào?

  • Thanh long không chứa nhiều calo, không chất béo nhưng lại chứa một lượng hợp lý chất chống oxy hóa, caroten (cho đôi mắt khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch), canxi, sắt, magie, vitamin A, B và vitamin C. Đây là những thành phần dinh dưỡng quan trọng cho tất cả chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ.
  • Thanh long rất giàu chất chống oxy hóa flavonoid, axit phenolic và betacyanin. Những chất tự nhiên này bảo vệ tế bào cơ thể chúng ta tránh những tổn thương gây ra bởi các gốc tự do, một nguyên nhân gây lão hoá sớm, suy giảm miễn dịch và cả ung thư.

  • Thanh long chứa prebiotics, là vi khuẩn lành mạnh cho đường ruột. Cụ thể, thanh long kích thích sự phát triển của probiotics lactobacilli và bifidobacteria. Trong ruột, những vi khuẩn này và các vi khuẩn hữu ích khác có thể tiêu diệt vi rút-vi khuẩn gây bệnh khác cũng như giúp hệ tiêu hoá chúng ta hoạt động tốt hơn.
  • Thanh Long bổ sung sắt để đảm bảo quá trình vận chuyển oxy và cung cấp năng lượng trong cơ thể được trọn vẹn.
  • Thanh long không chứa chất béo nhưng lại giàu chất xơ, nước tốt và một lượng đường vừa phải => rất phù hợp cho một bữa ăn nhẹ của mọi người.
  • Các nhà nghiên cứu cho biết Thanh long góp phần điều hoà lượng đường trong máu, tăng cường hệ miễn dịch thông qua lượng lớn các loại Vitamin và chất khoáng, chất chống oxy hoá chứa trong nó.
  • Thanh long rất hiếm khi gây dị ứng, kể cả với trẻ nhỏ và những người bị dị ứng với kiwi.
  • Lưu ý: Sau khi dùng thanh Long có thể tiểu đỏ, phân đỏ…là bình thường và sẽ hết khi cơ thể đã thải hết thành phần màu tự nhiên này trong Thanh Long (Giống khi ăn củ cải đường)

Bắt đầu cho trẻ ăn thanh long từ mấy tháng tuổi?

  • Với con trẻ chúng ta, anh chị có thể cho các cháu ăn thanh long ngay khi trẻ sẵn sàng ăn dặm, thường là khoảng 6 tháng tuổi. Thanh long mềm, vị thanh, nhiều chất dinh dưỡng và nước, có thể ăn với số lượng tương đối lớn 1 lần => nên ưu tiêm trong thực đơn ăn dặm đầu đời của trẻ.
  • Anh chị đưa quả thanh long trước mặt bé để kích thích sự tò mò với màu sắc từ vỏ rồi tiến hành cắt, trình bày để trẻ thích thú với món ăn dinh dưỡng này.
  • Lưu ý: nhiều đồ chơi và cả đồ ăn có thể gây nôn hoặc sặc với trẻ => các bậc phụ huynh luôn để ý trong quá trình trẻ ăn uống và vui chơi nhé! Tuyệt đối tránh để trẻ cầm nắm các vật nhọn, vật dài hình que như đũa-bút, những vật dễ sặc như viên bi, cục pin, đồng xu…

Với trẻ lớn và người trưởng thành

Thanh long chế biến cùng sữa chua rất dễ ăn

Công thức pha chế thanh long kinh điển chính là một cốc hỗn hợp gồm sữa chua Hy Lạp nguyên chất, thanh long thái ô vuông, 1 ít dâu tây, 1 ít chuối chín, vài thìa mật ong, 1 ít granola (hỗn hợp ngũ cốc, trái cây khô) và 2 thìa dầu lanh => chúng ta có một set dinh dưỡng tuyệt hảo, anh chị ạ.

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng đất nước chúng ta nhiều những trái cây miền nhiệt đới rất giầu chất dinh dưỡng và ngon miệng, trong đó có Thanh Long => không nên bỏ qua những sản vật này, anh chị nhé!
Nếu thấy bài viết này có ích hãy chia sẻ giúp bác sĩ tới cộng đồng
Trân trọng!

Nếu Anh Chị thấy hữu ích, hãy giúp bác sĩ chia sẻ kiến thức này tới cộng đồng:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kết nối đến Facebook

Liên hệ hợp tác / mua hàng