Anh Chị ạ, khoai tây gắn bó với chúng ta trong những bữa ăn hằng ngày, tuy nhiên trước khi sử dụng, mọi người để ý giúp Bs dấu hiệu sau nhé!
Vỏ khoai tây ngả màu xanh
Củ khoai tây khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ tạo ra chất diệp lục, một sắc tố khiến khoai tây có vỏ từ vàng hoặc nâu nhạt sang xanh lục. Bản thân chất diệp lục hoàn toàn vô hại, tuy nhiên màu xanh ở củ khoai tây cũng có thể báo hiệu sự hiện diện của một loại độc tố, đó chính là solanine. Chất này được tạo ra để giúp khoai tây bảo vệ khỏi bị côn trùng, vi khuẩn, nấm hoặc động vật gây hại. Thật không may, những hợp chất này có thể gây độc cho con người.
Chứa độc tố Solanine
Solanine: độc tố chính mà khoai tây tạo ra ức chế một loại enzyme liên quan đến việc phá vỡ một số chất dẫn truyền thần kinh, nó cũng làm hỏng màng tế bào và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tính thẩm thấu của ruột => nhức đầu, tiêu chảy, hôn mê, tử vong. Trên thực tế, tùy thuộc vào giống khoai tây, một củ khoai tây có thể chuyển sang màu xanh rất nhanh nhưng chứa hàm lượng solanin vừa phải, có loại chuyển màu xanh từ từ nhưng chứa hàm lượng độc tố cao => khi thấy củ khoai tây chuyển màu xanh một số vùng => chúng ta cần gọt bỏ chúng, còn nếu màu xanh lan rộng => nên bỏ cả củ khoai tây đó để đề phòng nhiễm độc.
Kinh nghiệm rút ra
Kinh nghiệm: Cần kiểm tra độ xanh và hư hỏng của khoai tây trước khi mua và nên bảo quản chúng ở nơi tối, mát để tránh chúng bị xanh và nhiễm độc, anh chị nhé!
Chia sẻ giúp bác sĩ tới cộng đồng nếu thấy có ích, Anh Chị nhé!
Trân trọng!