Anh Chị ạ, đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới cực kỳ tốt cho sức khỏe có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mexico. Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa một số bệnh và giúp chúng ta trẻ lâu. Và dưới đây là 8 giá trị dinh dưỡng từ đu đủ mang lại:
1. Rất giàu chất dinh dưỡng.
- Trong đu đủ có chứa một loại enzyme gọi là papain, có thể phá vỡ các chuỗi protein “dai” có trong thịt => con người đã sử dụng đu đủ để làm mềm thịt trong hàng ngàn năm nay. Nếu đu đủ chín => có thể ăn sống. Tuy nhiên, đu đủ chưa chín phải luôn được nấu chín trước khi ăn, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, vì trái chưa chín chứa nhiều mủ có thể kích thích các cơn co thắt cơ tử cung.
Một quả đu đủ chứa rất nhiều những dưỡng chất như Carbohydrate, Chất xơ, Chất đạm, Vitamin C, Vitamin A, Folate (vitamin B9)… - Đu đủ cũng chứa chất chống oxy hóa lành mạnh được gọi là carotenoid – đặc biệt là lycopene. Và có một điều thú vị đó là cơ thể chúng ta hấp thụ những chất chống oxy hóa có lợi này từ đu đủ tốt hơn so với các loại trái cây, rau quả khác.
2. Đu đủ chứa chất chống oxy hoá rất mạnh mẽ (Powerful antioxidant effects).
- Chất chống oxy hóa carotenoid, lycopene được tìm thấy trong đu đủ có thể trung hòa các gốc tự do, giảm stress và tăng khả năng loại bỏ sắt dư thừa, được biết là yếu tố sản sinh ra các gốc tự do.
- Đu đủ lên men có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa ở người lớn tuổi và những người bị tiền tiểu đường, suy giáp nhẹ, bệnh gan và giảm nguy cơ mắc Alzheimer.
- Trong một số nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh Alzheimer được cho uống chiết xuất đu đủ lên men trong sáu tháng đã giảm 40% chỉ số sinh học cho thấy tổn thương oxy hóa đối với DNA.
3. Ngăn ngừa ung thư.
- Glycopene trong đu đủ có thể làm giảm nguy cơ ung thư và nó hoạt động bằng cách giảm các gốc tự do trong => đu đủ được khuyến khích sử dụng cho những người đang điều trị ung thư.
- Ngoài ra, đu đủ còn có một số tác dụng độc đáo mà các loại trái cây khác không có. Trong số 14 loại trái cây và rau quả có đặc tính chống oxy hóa được biết đến, chỉ đu đủ có hoạt tính chống ung thư trong các tế bào ung thư vú và tình trạng viêm đường tiêu hoá từ chế phẩm đu đủ lên men. Tuy nhiên, cần có thêm những nghiên cứu lâu dài trước khi đưa ra khuyến nghị chính thức.
4. Có thể cải thiện tình trạng tim mạch.
- Thêm đu đủ vào chế độ ăn uống có thể tăng cường sức khỏe tim mạch của chúng ta vì trái cây chứa nhiều lycopene và vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh lý này.
- Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy những người dùng thực phẩm bổ sung đu đủ lên men trong 14 tuần ít bị viêm nhiễm và có tỷ lệ LDL “xấu” so với HDL “tốt” tốt hơn những người dùng giả dược, đây là hai trong số những chất béo liên quan đến tình trạng tim mạch của chúng ta.
5. Giảm tình trạng viêm.
- Viêm mãn tính là căn nguyên của nhiều bệnh và việc lựa chọn thực phẩm tốt cùng lối sống không lành mạnh có thể giúp giảm quá trình viêm nhiễm này.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa như đu đủ giúp giảm các dấu hiệu viêm. Ví dụ, một nghiên cứu đã cho thấy rằng những người đàn ông tăng lượng trái cây và rau quả có nhiều carotenoid đã giảm đáng kể chỉ số CRP: một yếu tố viêm trong máu.
6. Cải thiện chức năng đường tiêu hoá.
- Enzyme papain trong đu đủ có thể làm cho protein dễ tiêu hóa hơn vậy nên người dân vùng nhiệt đới coi đu đủ là một phương thuốc chữa táo bón và các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Trong một nghiên cứu cho thấy những người dùng thực phẩm làm từ đu đủ trong 40 ngày đã cải thiện đáng kể chứng táo bón và đầy hơi. Hạt, lá và rễ đu đủ cũng đã được chứng minh là có thể điều trị những vết loét ở động vật và người.
7. Bảo vệ làn da của chúng ta.
- Ngoài việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh, đu đủ còn có thể giúp làn da chúng ta thêm săn chắc và tươi trẻ. Hoạt động quá mức của các gốc tự do được cho là nguyên nhân gây ra nhiều nếp nhăn, chảy xệ và các tổn thương da khác theo thời gian => Vitamin C và lycopene trong đu đủ bảo vệ làn da và giảm các dấu hiệu lão hóa này.
- Trong một nghiên cứu cho thấy bổ sung lycopene trong 10–12 tuần làm giảm mẩn đỏ da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đây là một dấu hiệu của tổn thương da. Trong một trường hợp khác, những phụ nữ lớn tuổi tiêu thụ hỗn hợp lycopene, vitamin C và các chất chống oxy hóa khác trong 14 tuần đã giảm độ sâu của nếp nhăn trên khuôn mặt một cách rõ ràng và có thể đo lường được.
8. Đu đủ thơm ngon khi ăn đúng thời điểm và rất đa năng khi chế biến.
- Đu đủ có hương vị độc đáo được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, độ chín mới là chìa khóa. Một quả đu đủ chưa chín hoặc quá chín có thể có vị rất khác với một quả chín vừa đủ. Khi chín tối ưu, đu đủ phải có màu từ vàng đến đỏ cam, có một vài đốm xanh xen lẫn. Giống như quả bơ, da của nó phải chịu áp lực vừa phải. (Ảnh đu đủ chín tối ưu Bs để ở phần comment).
- Hương vị của đu đủ ngon nhất khi để lạnh => nên giữ trong tủ lạnh bất cứ khi nào có thể.
Dưới đây là một vài công thức chế biến đu đủ:
- Bữa sáng: Cắt đôi và lấp đầy mỗi nửa quả đu đủ chín với sữa chua Hy Lạp, sau đó phủ lên trên một ít quả việt quất và các loại hạt.
- Salad: Cắt nhỏ đu đủ xanh, cà chua, hành và ngò, sau đó cho nước cốt chanh vào trộn đều.
- Sinh tố: Cho đu đủ thái nhỏ với nước cốt dừa và đá vào máy xay sinh tố => xay cho đến khi mịn.
- Món tráng miệng: Kết hợp đu đủ cắt nhỏ với 2 thìa hạt Chia, 1 cốc sữa hạnh nhân và 1/4 thìa vani. Trộn đều và cho vào tủ lạnh trước khi thường thức.
Lời khuyên từ bác sĩ
Đu đủ rất tốt cho đường tiêu hóa tuy nhiên cần tránh ăn vào lúc đói.
Đất nước chúng ta bạt ngàn đu đủ và cũng rất rẻ. Anh Chị hãy đưa nó lên mâm cơm mỗi ngày cho những người thân yêu của mình, anh chị nhé!
Và nếu thấy bài viết ý nghĩa xin hãy chia sẻ giúp bác sĩ tới cộng đồng.
Trân trọng Anh Chị thật nhiều.
Bs Khánh,